Cây cối có nhiều loại khác nhau được ứng dụng cho nhiều mục đích, mang những giá trị khác biệt. Trong đó cây dược liệu có những giá trị riêng, có những lợi ích thiết thực mà khi khai thác hợp lý sẽ mang tới những lợi ích lớn. Tìm hiểu để có được thông tin biết cây dược liệu là gì, cũng như các loại cây dược liệu quý hiểm ở Việt Nam sẽ là những tin tức giá trị, cần thiết mà ai cũng cần nắm bắt và xác định rõ ràng.
Cây dược liệu là gì?
Cây dược liệu là những loại thực vật mang tác dụng chính và quan trọng nhất là để chữa bệnh, hoặc bồi bổ cơ thể cho con người khi sử dụng một cách hợp lý. Việc sử dụng các loại dược liệu quý, có công dụng hữu ích được đưa vào áp dụng từ lâu đời, có những giá trị và lợi ích nhất định.
Qua nhiều năm phát triển, tích lũy kinh nghiệm thì loài người dần tích lũy được kinh nghiệm, biết được loài thực vật nào ăn được, loài nào không ăn được, cách chăm sóc, chọn loại phân bón cho cây phù hợp. Không chỉ vậy, việc xác định những giá trị, công dụng trong điều trị bệnh, bồi bổ cơ thể từ thực vật cũng có thể xác định được. Lợi dụng các tính chất quý từ cây cỏ tạo nên những bài thuốc quý là điều mà con người đã làm rất tốt.
Các loại cây dược liệu quý hiếm ở Việt Nam
Có nhiều loại cây dược liệu khác nhau hiện được con người tin tưởng sử dụng. Trong đó thì một số loại cây dược liệu quý hiểm ở Việt Nam phải kể tới như:
Sâm ngọc linh
Được biết tới với tên gọi khác là sâm khu Năm, sâm K5, hoặc cây thuốc giấu, sâm củ ngải rọm con,… Là một loại dược liệu quý của người Việt cũng như có giá trị quý giá đối với cả thế giới. Là loại sâm thứ 20 được tìm thấy và chỉ có thể phát triển ở vùng có độ cao từ 1200m trở lên. Phát hiện từ năm 1973 tại núi Ngọc Linh – Kon Tum mà có được tên gọi như ngày nay.
Đặc trưng của sâm ngọc linh khi tìm hiểu phải kể tới một số những thông tin,p kiến thứ hữu ích như:
- Là cây thân thảo với thời gian sống lâu năm, chiều cao trong khoảng từ 40 – 100cm với thân rễ mập được kính là 3.5cm, đồng thời không có rễ phụ. Có những khi ở một số cây sẽ có phần cuối rễ có củ mang hình cầu, đường kính có thể lên tới 5cm. Ngoài ra, sâm ngọc linh có lá kép dạng chân vịt với 5 lá chét, độ dài trong khoảng từ 7 – 12cm. Đặc điểm của đầu lá nhọn đột ngột với mũi nhọn sẽ kéo dài từ 1.5 –
- Đối với hoa của sâm ngọc linh mọc thành cụm với độ dài khoảng 25cm, thường gấp từ 1.5 – 2 lần chiều dài của cuống lá. Hoa của loài dược liệu quý này có màu vàng lục nhạt, được kính khi hoa nở sẽ khoảng 3 – 4mm.
- Đối với quả của loài dược liệu này khi chín có màu đỏ, thường sẽ có một chấm đen nằm ở vị trí trên đỉnh. Mỗi quả sẽ có hạt hình thận, quả 2 hạt sẽ có hình cầu dạng hơi dẹt với chiều dài là 7 – 10mm và chiều rộng là 4 – 6mm.
Sâm ngọc linh khi đưa vào sử dụng được đánh giá cao với nhiều công dụng hữu ích cho con người. Trong đó tiêu biểu phải kể tới là khả năng giúp tăng cường sinh lực, tăng nội tiết tố, cải thiện chức năng sinh lý cũng như khả năng chống oxy hóa, làm chậm qus trình lão hóa. Không chỉ vậy, sâm ngọc linh khi dùng còn có thể hỗ trợ hồi phục máu, tăng cường trí nhớ và khả năng vận động, hay giúp chống suy nhược cơ thể,… cùng nhiều giá trị hữu ích khác.
Tam thất
Tam thất còn được biết tới với tên gọi là nhân sâm tam thất, hay kim bất hoán. Là dạng cây thân thảo sống nhiều năm với chiều cao của thân từ 30 – 50cm thì loại dược liệu này sở hữu những đặc điểm đặc trưng, riêng biệt để nhận biết cơ bản là:
- Có lá kép chân vịt với đặc điểm mọc vòng từ 3 – 4 cái một. Phần cuống lá chung sẽ có độ dài là 3 – 6cm, phần mang là 3 – 7 lá chét có hình mác dài, phần mép khía răng và có lông cứng ở cả hai mặt. Ngoài ra thì phần cuống lá chét có chiều dài là 0.6 – 1.2cm.
- Hoa của tham thất mọc thành cụm tán đơn ở phần ngon thân màu lục vàng nhạt. Với 5 lá dài, 5 cánh hoa và 5 nhị cùng bầu ở dưới 2 ô.
- Quả của tam thất có hình cầu dạng dẹp với màu đỏ đặc trưng khi chín. Hạt của loài dược liệu này có dạng hình cầu màu trắng. Hoa sẽ ra vào thời điểm tháng 5 – 7 và quả sẽ chín vào thời điểm tháng 8 – 10.
Dược liệu quý như tam thất ở nước ta mọc hoang, và được trồng phổ biến ở những vùng núi cao thuộc Cao Bằng, Hà Giang, hay Lào Cai với chiều cao từ 1200 – 1500m. Thường những cây đã mọc từ 3 – 4 năm sẽ được chọn làm giống tốt, gieo vào thời điểm tháng 10 – 11. Phần rễ và củ có phẩm chất tốt cần được trồng trọt, chăm sóc sau khoảng 4 – 7 năm mới được đánh giá cao, bạn có thể tham khảo các kỹ năng trồng trọt tại https://halan.net/.
Củ mài
Củ mài còn được biết tới với tên gọi là sơn dược, hay hoài sơn. Đây là loài cây mọc hoang tại những vùng rừng núi ở nước ta. Trước kia thì củ mài được người dân đào sử dụng để ăn chống đói khá phổ biến. Xuất hiện nhiều ở một số vùng như Yên Bái, Lào Cai, hay Thanh hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, hoặc Quảng Bình. Ngày nay thì loại cây này được trồng để phục vụ cho nhiều mục đích của con người.
- Củ mài là dược liệu thuộc dạng cây leo dưới mặt đất, thân củ đặc trưng. Thân của cây củ mài nhẵn và hơi có góc cạnh, có kẽ là ở những củ con.
- Củ của loại cây này có thể dài lên tới 1m, đường kính sẽ khoảng 2 – 10cm đối với những cây có nhiều rễ con.
- Lá của cây củ mài sẽ là dạng lá đơn, mọc đối hoặc so le. Đặc điểm của lá có phần đầu nhọn phía cuống sẽ mang hình tim đặc trưng. Kích thước của phiến lá có độ dài là 8 – 10cm, độ rộng khoảng 6 – 8cm và phần cuống độ dài là 1.5 – 3.5cm.
- Hoa đực và hoa cái của củ mài sẽ khác gốc. Đối với quả khi khổ có 3 cạnh và có dìa rất đặc trưng. Đối với loài cây này thì mùa hoa sẽ rơi vào thời điểm tháng 7 – 8 và mùa ra quả sẽ là tháng 9 – 11.
Chó đẻ răng cưa
Một dược liệu quý tại Việt Nam khác không thể bỏ qua chính là chó đẻ răng cưa. Đây là loại cây còn được biết tới với tên gọi là diệp hạ châu. Loại cây này sống chủ yếu tại khu vực cánh đồng khô, ở ven đường hay vùng đất bỏ hoang, hoặc ở bìa rừng với độ cao từ 100 – 600m. Đặc điểm nổi bật dễ nhận biết của cây chó đẻ răng cưa chính là:
- Phần thân thảo sống một năm, đôi khi là lâu năm sẽ mọc thắng, hoặc nằm bò dưới mặt đất với chiều cao khoangtr 80cm. Phần thân có nhiều nhánh nằm ở gần vị trí gốc, các nhánh sẽ nằm sóng soài hoặc nằm thắng, có cacnhs và có lông cứng móc xếp hàng dọc ở một bên.
- Phần lá của cây chó đẻ răng cửa sẽ xếp đều thành hai dãy khoảng 1.5mm, phần cuống lá sẽ rất ngắn và phiến lá độ mỏng hoàn hảo, thuôn dài. Trứng ngược hoặc gần như thắng, đôi khi có thể hơi cong theo hình lưỡi liềm. Ngoài ra thì phần xa trục sẽ có màu lục xám, cảm giác hơi nhạt hoặc là nhuốm chút màu ảnh đỏ. Phần gần trục sẽ có màu lục tươi hoặc hơi sấm, trong khi đó thì gốc lá sẽ tù và có thể không đối xứng. Đối với phần mép lá sẽ có lông rung, đỉnh lá hình thuôn tròn và hơi tù, hoặc có chóp nhỏ dạng nhọn đầu.
- Hoa đực của chó đẻ răng cưa sẽ mọc thành chùm có số lượng 2 – 4 lá nằm dọc theo phần ngoại biên ở những cánh nhỏ với màu trắng hơi vàng. Đối với hoa cái sẽ mọc ở phần giữa và dưới của cánh nhỏ với 1 hoa một với cuốn khoảng 0.5mm.
- Quả của cây chó đẻ răng cưa có nang hình cầu, đường kính thường sẽ là 2 – 2.5mm, có các vết nổi màu hơi đỏ, đồng thời có nốt sần mang vảy. Thời điểm ra hoa là từ tháng 4 – 6 và thời điểm kết quả là thời điểm tháng 7 – 11.
Sở hữu hàng loạt những công dụng, hiệu quả cho sức khỏe của con người. Trong đó, dùng cây chó đẻ giúp phục hồi chức năng gan, hỗ trợ điều trị viêm gan B, hay giải độc, giảm béo hiệu quả. Ngoài ra, sử dụng giúp việc trị bệnh đường tiêu hóa, hay đường hô hấp, tác dụng trong giảm đau, lợi tiểu, điều trị tiểu đường,… luôn được đánh giá cao.
Ráy gai
Trong số những cây dược liệu quý của Việt Nam thì ráy gai còn được biết tới là củ chóc gai, rau mác gai, rau chân vịt, hay cây cừa, sơn thục gai,… Phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung du hay những vùng núi thấp là chủ yếu. Khả năng phát triển gần như quanh năm, ra hoa và quả nhiều, đẻ nhánh khỏe giúp ráy gai phát triển mạnh mẽ.
Nguồn cây ráy gai tương đối dồi dào trong tự nhiên, cũng được người Việt trồng ngày càng nhiều. Nó có công dụng trong việc chống xói mòn, cũng làm nơi trú ngụ cho lá với những đặc điểm đặc trưng như:
- Là loại cây thảo có chiều cao trung bình từ 0.4 – 0.7m có thân rễ nằm ngang và được chia thành nhiều đốt.
- Phần lá của ráy gai mọc thắng từ vị trí thân rễ, có mép nguyên và lá non sẽ có hình mũi tên đặc trưng. Phần lá già của cây xẻ lông chim với các thùy có hình mác, mang đầu nhọn và có gai ở vị trí gân giữa. Cuối lá hơi mập, dài hơn phần phiến lá và có phủ gai dày.
- Hoa là một bông mo có cuống dài, hoặc bằng mo và đặc biệt sẽ có gai. Mo mở ở phần gốc và xoắn lại ở vị trí phía trên, trong khi đó thì trục hoa mang hình trụ ngắn, là dạng lưỡng tính có bao hoa từ 4 – 6 thùy, từ 4 – 6 nhị và bầu có hình trứng.
- Đối với quả của ráy gai là dạng quả mọng, có gai ngắn nằm ở vị trí đỉnh. Mua hoa và quả của loài cây này sẽ từ tháng 3 – 4 hàng năm.
Mỗi loài dược liệu quý trong tự nhiên có đặc điểm khác biệt, đồng thời cũng mang những công dụng khác nhau. Bài viết trên của Cao Đẳng Y Khoa chia sẻ đến các bạn cây dược liệu quý là gì, cũng như một số cây dược liệu quý hiếm ở Việt Nam giúp việc sử dụng trở thành bài thuốc điều trị nhiều loại bệnh, cũng như bồi bổ sức khỏe hiệu quả. Chăm sóc cơ thể an toàn, hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả với những dược liệu quý đúng cách.