Hôm nay chúng tôi sẽ gửi đến cho bạn một khái niệm vừa mới lạ vừa quen thuộc mà nhiều người có thể đã từng vô tình nghe thấy. Khái niệm mới được giới thiệu hôm nay đó chính là “Thực phẩm hữu cơ (Organic) là gì? Khác biệt giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thường”.
Với khái niệm về thực phẩm hữu cơ này bạn có thấy chúng quen thuộc lắm không? Bạn có hiểu chúng thật ra là gì không nào? Và chúng khác gì so với các thực phẩm mà bạn dùng hàng ngày? Mọi thứ sẽ được giải đáp sau bài viết dưới đây, đặc biệt bạn sẽ cảm thấy vô cùng thích thú với nội dung này nhé, hãy tin tôi đi!
I. Thực phẩm hữu cơ (Organic) là gì?
Thực phẩm hữu cơ hay còn được gọi là Organic Food, đây là nhóm thực phẩm không chỉ bao gồm có rau xanh mà chúng rất đa dạng, nhóm thực phẩm Organic sẽ bao gồm: rau xanh, thực phẩm thịt, cá, trứng, thực phẩm chế biến sẵn như bánh quy, ngũ cốc, sữa…
Nhóm thực phẩm này yêu cầu cần phải cam kết đảm bảo đúng quy định không được sử dụng các chất dưới đây:
- Không được sử dụng bất kỳ hóa chất nhân tạo như thuốc trừ sâu, chất bảo quản, phân bón hóa học, chất tạo màu, chất làm ngọt nhân tạo, có chứa hương liệu hoặc bột ngọt (còn được gọi là mì chính)
- Không được sử dụng Hormone kích thích quá trình tăng trưởng khi nuôi trồng các thực phẩm Organic.
- Tuyệt đối không được sử dụng các kháng sinh hoặc các sinh vật làm biến đổi gen trong quá trình nuôi trồng thực phẩm hữu cơ.
Nói đơn giản hơn là thực phẩm này sẽ được tạo nên bởi một hệ thống nông nghiệp tăng trưởng tự nhiên chỉ sử dụng các loại phân bón hữu cơ chất lượng cao và không sử dụng bất kỳ hóa chất có hại đến người sử dụng như đã liên kê phía trên. Các sản phẩm khi được công nhận là đúng chuẩn thực phẩm hữu cơ phải trải qua quá trình kiểm tra vô cùng nghiêm ngặt đáng tin tưởng. Đây là nhóm thực phẩm lý tưởng và vô cùng an toàn cho bữa ăn gia đình, phù hợp cho mọi lứa tuổi và thể trạng từng người.
II. Sự khác biệt giữa thực phẩm hữu cơ và thực phẩm thường
1. Thực phẩm hữu cơ bổ dưỡng hơn rất nhiều so với thực phẩm thường
Hiện tại chưa có một kết luận chính thức nói về vấn đề nhóm thực phẩm nào sẽ bổ dưỡng hơn. Nhưng đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chủ động phân tích và so sánh hàm lượng dinh dưỡng bên trong hai nhóm thực phẩm này. Trong đó có một công trình nghiên cứu của bà Marion Nestle, chứng minh rằng: hàm lượng vitamin và các khoáng chất trong nhóm thực phẩm hữu cơ cao hơn nhóm thực phẩm thường. Dù là một lượng khá nhỏ nhưng cũng đủ làm tăng hệ miễn dịch và giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi những vi khuẩn gây bệnh. Đồng thời giảm được khả năng bị ngộ độc thực phẩm khi sử dụng các thực phẩm có chứa phân bón hóa chất.
Ngoài nghiên cứu của bà Marion Nestle thì cũng xuất hiện nhiều báo cáo của các nhà nghiên cứu, cơ sở sản xuất phân bón, trồng trọt khác đã chứng minh được: Hàm lượng chất chống oxy hóa có trong nhóm thực phẩm hữu cơ có tỉ lệ cao hơn nhóm thực phẩm thông thường. Việc này khẳng định nhóm thực phẩm hữu cơ có khả năng giúp bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi các tế bào gây bệnh. Đặc biệt là tránh khỏi và hạn chế việc mắc bệnh ung thư hơn là thực phẩm thường.
Các nghiên cứu cũng cho thấy có một mối liên quan giữa các thực phẩm hữu cơ trong việc hạn chế nguy cơ dị ứng và tỉ lệ mắc bệnh chàm ở trẻ em và trẻ sơ sinh. Còn có báo cáo chứng minh khi sử dụng thực phẩm hữu cơ có khả năng làm tăng hệ miễn dịch ở vật nuôi.
2. Mức độ hàm lượng nitrat trong thực phẩm hữu cơ thấp hơn thực phẩm thường
Hiện nay Nitrat tồn tại trong nhiều thực phẩm và được xem là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày. Tuy nhiên chúng sẽ có một vấn đề hạn chế đó là mức độ cân bằng của hàm lượng nitrat và cơ thể con người. Như chúng ta được biết không phải điều gì càng nhiều là sẽ càng tốt, cũng như hàm lượng nitrat có trong thực phẩm. Nếu hàm lượng nitrat vượt quá mức độ cho phép chúng sẽ chuyển đổi thành chất độc gây hại cho sức khỏe con người. Khi sử dụng thực phẩm có hàm lượng nitrat quá cao vượt giới hạn cho phép sẽ dẫn đến ngộ độc cấp tính như tím tái, khó thở… gây ung thư về dạ dày, ung thư ruột và ảnh hưởng xấu đến cơ thể trẻ em như cản trở quá trình chuyển oxy trong cơ thể.
Thực phẩm có nồng độ Nitrat cao chính là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc một số loại bệnh ung thư, chúng sẽ ảnh hưởng đến khả năng vận chuyển oxy trong cơ thể của trẻ em.
Vì mục tiêu hướng đến sức khỏe con người là quan trọng nhất nên việc cân bằng hàm lượng của nitrat trong thực phẩm cũng nên được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, đã xuất hiện nhiều nghiên cứu tại Mỹ chứng minh mức độ hàm lượng nitrat trong thực phẩm hữu cơ hiện đang thấp hơn 30% so với cây trồng thông thường.
3. Thực phẩm hữu cơ khác với thực phẩm gia đình trồng ở nhà.
Thêm một yếu tố khác để phân biệt được thực phẩm hữu cơ khác với các nhóm thực phẩm khác đó chính là thực phẩm hữu cơ hoàn toàn không phải là thực phẩm sạch hoặc thực phẩm trồng tại nhà. Những khái niệm này là hoàn toàn khác nhau vì:
- Đầu tiên nói về khái niệm thực phẩm sạch: đây là nhóm thực phẩm vẫn được sử dụng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu ở mức độ cho phép và đủ an toàn cho người dùng.
- Nhóm thực phẩm nhà trồng bao gồm các loại rau – vật nuôi tự trồng tự nuôi tại nhà nhưng sẽ không đảm bảo đủ về các yếu tố cần thiết của thực phẩm hữu cơ như đảm bảo về chất lượng đất và nguồn nước. Vì thế chúng không phảu là nhóm thực phẩm hữu cơ nhé.
4. Sữa, thịt hữu cơ chứa các acid béo có lợi cao hơn
Qua các nghiên cứu đã chứng minh được các thành phần trong sữa và các sản phẩm từ sữa hữu cơ đang chứa axit béo omega3 cao hơn thực phẩm thường. Ngoài ra chúng còn chứa được lượng sắt, vitamin E và một số carotenoids cao hơn. Vì vậy thực phẩm sữa và thịt hữu cơ sẽ tốt cho sức khỏe con người, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
5. Nông trại hữu cơ cân bằng hệ sinh thái, bảo tồn sự đa dạng sinh học.
Việc phát triển nông trại hữu cơ sẽ đem lại nhiều lợi ích to lớn cho con người và hệ sinh thái. Nông trại hữu cơ không chỉ là một phương pháp nuôi trồng thực phẩm đảm bảo an toàn, cam kết không sử dụng hóa chất ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Mà đây còn là hệ thống toàn diện nhằm tối ưu hóa năng suất hệ sinh thái nông nghiệp.
III. Dấu hiệu nhận biết thực phẩm hữu cơ (Organic)
Hiện nay vì giá trị của nhóm lương thực hữu cơ rất cao nên giá thành cũng tương xứng với giá trị mà chúng mang lại. Vì vậy bạn cần phải biết được những yếu tố và dấu hiệu cơ bản để phân biệt được đâu là nhóm thực phẩm hữu cơ để tránh “vừa mất tiền vừa mua nhầm hàng”.
- Thực phẩm hữu cơ vẫn chưa được bán rộng rãi trên thị trường nên việc chúng có mặt ở khắp mọi nơi là điều không thể nào. Vậy nên bạn phải chọn lựa kỹ và đến những cửa hàng uy tín có thương hiệu rõ ràng để giảm thiểu rủi ro.
- Tất cả các chất tạo màu, tạo ngọt nhân tạo đều bị cấm trong sản xuất.
- Theo các quy tắc do EU thì thực phẩm hữu cơ phải được phê duyệt và được kiểm tra thường xuyên bởi một tổ chức. Nhằm đảm bảo thực phẩm luôn đáp ứng được quy định được đưa ra.
- Ngoài ra bạn sẽ thấy được một số loại tem organic với mã code gồm 5 số và được bắt đầu bằng số 9 xuất hiện trên các loại trái cây nhập khẩu.
- Trên mỗi thực phẩm hữu cơ sẽ được dán tem USDA – đây là tem chứng nhận sản phẩm chuẩn hữu cơ của bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ. Bạn nên xem kỹ các tuyên bố sau trên nhãn thực phẩm chuẩn USDA:
- 100% hữu cơ: Sản phẩm được làm hoàn toàn từ các thành phần hữu cơ
- Hữu cơ: Sản phẩm chứa ít nhất 95% thành phần là hữu cơ.
- Được làm bằng hữu cơ: Ít nhất 70% thành phần là hữu cơ.
Hy vọng qua bài viết mà Cao Đẳng Y Khoa chia sẻ sẽ giúp bạn biết được nhiều thông tin chính xác về nhóm thực phẩm này đồng thời giúp bạn phân biệt được đâu mới chính là thực phẩm hữu cơ để tránh “mất tiền oan” nhé!