Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm rất dễ bùng phát thành dịch. Thường bùng phát vào mùa mưa tại những vùng có vệ sinh kém, nhiều ao nước đọng. Nếu bạn hoặc người đạng bị mắc sốt xuất huyết thì dưới đây, Cao Đẳng Y Khoa chia sẻ đến bạn những kiến thức về cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà hiệu quả.
Tổng quan bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là gì?
Sốt xuất huyết được xếp vào nhóm những căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, cần được quan tâm. Nguyên nhân lây lan bệnh là do muỗi vằn hay còn có tên khoa học là Aedes aegypti, làm truyền virus Dengue từ người bệnh sang người khỏe mạnh. Muỗi Aedes aegypti thường hoạt động vào ban ngày, bởi vì đặc điểm sinh học mà chỉ có muỗi cái mới có thể hút máu người và truyền bệnh. Khi bị muỗi chích, virus sẽ tuần hoàn trong máu từ 2-7 ngày. Trong thời gian này, nếu bạn bị muỗi Aedes hút máu thì virus được truyền cho muỗi và lây lan theo cơ chế này.
Theo nghiên cứu phát hiện có bốn loại virus sốt xuất huyết là virus DEN-1, DEN-2, DEN-3 và DEN-4.
Phân loại sốt xuất huyết theo mức độ
Dưới đây là các mức độ của sốt xuất huyết:
- Cấp độ 1: Sốt xuất huyết Dengue (thể nhẹ)
- Cấp độ 2: Sốt xuất huyết Dengue có dấu hiệu cảnh báo (thể nặng).
- Cấp độ 3: Sốt xuất huyết Dengue nghiêm trọng (Hội chứng sốc sốt xuất huyết Dengue).
Bệnh sốt xuất huyết nếu không được điều trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm như hạ tiểu cầu, cô đặc máu. Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu hoặc vắc-xin phòng bệnh, chính vì thế, chúng ta không thể chủ quan với căn bệnh truyền nhiễm này.
Biểu hiện của bệnh sốt xuất huyết
Theo các chuyên gia y khoa tế từ Công ty y tế Cấp Cứu Vàng chia sẻ thì hiện nay có 3 cấp độ sốt xuất huyết từ nhẹ đến nặng. Cụ thể như sau:
Triệu chứng sốt xuất huyết nhẹ
Bệnh sốt xuất huyết thường bắt đầu với triệu chứng sốt và sẽ kéo dài từ 4-7 ngày tính từ sau khi bị truyền bệnh bởi muỗi. Bên cạnh đó, còn có:
- Sốt cao, lên đến 40,5 độ C;
- Nhức đầu nghiêm trọng;
- Đau phía sau mắt;
- Đau khớp và cơ;
- Buồn nôn và ói mửa;
- Phát ban.
Triệu chứng sốt xuất huyết mức độ nặng
Các triệu chứng sốt xuất huyết ở mức độ này này bao gồm các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết nhẹ kèm theo chảy máu do tổn thương mạch máu và mạch bạch huyết và gây ra vết bầm tím. Cấp độ này có thể dẫn đến tử vong.
Triệu chứng sốc sốt xuất huyết (hội chứng sốc dengue)
Đây là tình trạng nặng nhất của bệnh sốt xuất huyết – bao gồm tất cả các biểu hiện sốt xuất huyết nhẹ và dấu hiệu cảnh báo kèm theo hiện tượng chảy máu ồ ạt trong và ngoài cơ thể, sốc.
Ngoài những biểu hiện trên bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập ở đây. Hãy liên hệ và tham khảo ngay ý kiến bác sĩ về triệu chứng của bệnh.
Cách điều trị và chăm sóc cho bệnh nhân sốt xuất huyết tại nhà
Đối với bệnh nhân ở cấp độ nhẹ
- Để người bệnh nghỉ ngơi.
- Uống nhiều sữa, nước trái cây, nước cơm và các dung dịch điện giải đẳng trương (Oresol).
- Uống thuốc để hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ. Thông thường, sẽ dùng Paracetamol theo đúng liều lượng trong hướng dẫn sử dụng để hạ sốt, thường là 4gr/ngày đối với người lớn.
- Nhớ chườm ấm cho bệnh nhân.
Lưu ý, không tự dùng thuốc mà không theo chỉ định của bác sĩ.
Ngoài ra, chế độ ăn uống cũng rất quan trọng đối người bệnh. Tùy vào diễn biến bệnh mà thực hiện chế độ ăn uống phù hợp nhưng vẫn phải đảm bảo đầy đủ các chất cần thiết:
- Tăng lượng protein có giá trị sinh học cao từ thịt, cá, trứng, sữa,…
- Tăng tỷ lệ đường có trong sữa, trái cây và lipid thực vật để cung cấp năng lượng để hoạt động cho cơ thể người bệnh vì lúc này cơ thể người bệnh đang suy nhược, mệt mỏi.
- Chia các bữa ăn trong ngày thành nhiều bữa nhỏ. Điều này vừa tránh tình trạng khó chịu khi ăn, vừa tốt cho tiêu hóa của người bệnh.
Đối với bệnh nhân bị nặng và nghiêm trọng
Cần theo dõi thật kỹ các biểu hiện của người bệnh để nhanh chóng phát hiện những dấu hiệu bất thường. Nếu người bệnh có những triệu chứng nặng, có dấu hiệu cảnh báo hoặc xuất huyết Dengue nặng thì cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Đặc biệt với trẻ em, nếu bắt đầu bị chảy máu cam, đi ra máu, nôn ói liên tục, đau bụng dữ dội, rối loạn ý thức,… thì lập tức thuê xe vận chuyển bệnh nhân đến ngày trung tâm y tế, bệnh viện gần nhất để kịp thời điều trị.
Lưu ý khi điều trị sốt xuất huyết tại nhà
- Không tự ý dùng thuốc hạ sốt: Vì chưa xác định chính xác nguyên nhân của biểu hiện sốt. Nếu tự ý dùng thuốc hạ nhiệt lúc này có thể gây nên tình trạng nghiêm trọng hơn.
- Không dùng các thực phẩm có màu đen, nâu, đỏ: Vì khi dùng những thực phẩm này rất khó để phân biệt những triệu chứng nếu bệnh trở nặng.
- Không ăn trứng khi đang điều trị sốt xuất huyết tại nhà: Ăn trứng gây nóng trong người khiến tình trạng sốt lâu khỏi.
- Không ăn các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ: Ăn nhiều dầu mỡ khiến người bệnh đầy bụng, khó tiêu, làm chậm quá trình phục hồi.
- Không để muỗi tiếp xúc với da: Nguyên nhân gây bệnh là do muỗi truyền virus, do đó không nên để muỗi tiếp xúc với da, làm tình trạng bệnh nặng hơn và có khả năng cao sẽ lây bệnh cho những người xung quanh.
- Không uống trà khi chữa sốt xuất huyết tại nhà: Trà đặc gây kích thích não, mất ngủ dẫn đến tăng huyết áp và giảm tác dụng của thuốc hạ sốt.
- Không uống cà phê, hút thuốc, uống rượu: Cafein và các chất kích thích sẽ khiến cho cơ thể trở nên mệt mỏi và không đủ sức chống chịu lại các triệu chứng của bệnh sốt xuất huyết.
- Không uống nước ngọt, nước có gas: Bởi vì việc hấp thụ quá nhiều đường vào cơ thể người bệnh sẽ khiến cho tốc độ diệt khuẩn của các tế bào bạch cầu chậm hơn vì thế bệnh càng trở nên lâu khỏi.
- Không ăn đồ cay nóng: Ăn các món cay nóng không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn khiến bệnh nặng thêm và thời gian hồi phục lâu hơn.
- Không tiếp xúc với khí lạnh hay tắm nước lạnh: Bệnh nhân nên nghỉ ngơi tại nhà, không nên ra gió hay tắm nước lạnh, chỉ nên vệ sinh cơ thể bằng cách lau người với nước ấm để tránh nguy cơ đột quỵ.
Phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết
Vắc xin
Tháng 6/2016, đã cấp phép lưu hành vắc xin phòng sốt xuất huyết Dengvaxia đầu tiên trên thế giới. Có nhiều quốc gia đã đưa vào sử dụng loại vắc xin này, trong đó có Thái Lan, Singapore, Philippines. Tuy nhiên, hiện nay Việt Nam vẫn chưa sử dụng loại vắc xin này, bởi vì tính miễn dịch của vắc xin phòng sốt xuất huyết chưa cao, vẫn còn quan ngại về tính hiệu quả của nó.
Ngăn ngừa muỗi đốt
Nguồn lây bệnh chính là muỗi vằn vì vậy cách tốt nhất để phòng bệnh sốt xuất huyết chính là tiêu diệt muỗi tận gốc.
Biện pháp phòng ngừa và diệt bọ gậy, lăng quăng, muỗi:
- Thay nước thường xuyên cho các lọ, chậu có nước.
- Thả cá vàng vào bể cá, hồ cá, … để tiêu diệt bọ gậy, lăng quăng.
- Che đậy kỹ lu nước, xô nước,…
- Rửa sách các dụng cụ chứa nước hàng tuần.
- Không để đọng nước.
- Dọn dẹp phế liệu, rác thải thường xuyên.
- Phát quang bụi rậm.
- Phun thuốc diệt muỗi.
Thay đổi thói quen sinh hoạt:
- Ngủ màn.
- Nên mặc quần áo dài tay, dài chân và nhạt màu.
- Thoa dầu hoặc kem chống muỗi.
- Đóng kín cửa trong nhà.
- Người bị sốt xuất huyết cần ngủ màn để tránh tình trạng bệnh trở nặng và lây lan.
Sốt xuất huyết ở mức độ nặng có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng, tốn nhiều chi phí y tế, thậm chí là tổn thất về người. Mỗi người cần chủ động tự giác phòng ngừa bệnh, loại bỏ nguồn lây lan, đồng thời phát hiện sớm các triệu chứng để điều trị bệnh kịp thời. Hy vọng rằng bài viết về “cách điều trị sốt xuất huyết tại nhà” đã cung cấp những thông tin hữu ích, giúp bạn bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như những người xung quanh.