Tìm hiểu về ngừng tim, hiện tượng nguy hiểm cần cấp cứu gấp

ngừng tim

Hiện nay, ngừng tim đang là một vấn đề ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe, thậm chí là có thể lấy đi tính mạng. Tuy hiện tượng này đã rất phổ biến nhưng không phải ai cũng có đủ kiến thức để chủ động xử lý. Do đó, nếu bạn muốn bảo vệ bạn bè và người thân tránh được các nguy hiểm khi gặp phải tình trạng ngừng tim thì hãy tham khảo qua bài viết sau đây của CAODANGYKHOA.

Hiện tượng ngừng tim là gì?

Ngừng tim là hiện tượng tim ngừng đập và mất ý thức, máu không được lưu thông một cách bình thường. Từ đó, cơ thể không nhận đủ lượng oxy nên dẫn đến tình trạng hô hấp bất thường. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ thể sẽ bị mất tri giác, ngừng thở, không bắt được mạch và không đo được huyết áp.

Khi gặp trường hợp có hiện tượng ngừng tim thì điều quan trọng nhất là phải đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế để được cấp cứu kịp thời. Nếu tình trang này để lâu có khả năng sẽ dẫn đến đột tử.

tìm hiểu hiện tượng ngừng tim

Nguyên nhân của biểu hiện ngừng tim thường gặp

Các chuyên gia và bác sĩ có chuyên môn chỉ ra rằng nguyên nhân phổ biến của hiện tượng ngừng tim thường xuất phát từ rung tâm thất. Đây là tình trạng hỗn loạn điện tim và các cơ tim run chuyển đến mức tim không thể bơm máu nên từ dẫn đến hiện tượng ngừng tim.

Ngoài ra, nguyên nhân ngừng tim cũng do một số vấn đề liên quan khác về tim như:

  • Các cơn đau tim do bệnh tim mạch vàng gây nên
  • Bệnh cơ tim và một số bệnh cơ tim di truyền từ người thân
  • Tim bẩm sinh
  • Hở van tim
  • Bị viêm cơ tim cấp tính do vi khuẩn, virus, độc tố vi khuẩn, do thuốc, do các chất độc.

Bên cạnh đó, ngừng tim xuất hiện do một số tác nhân bên ngoài, bao gồm:

  • Điện giật
  • Uống quá liều thuốc, bị ngộ độc bởi fma túy, thức ăn.
  • Bị xuất huyết nặng.
  • Thiếu oxy – do sụt giảm nghiêm trọng nồng độ oxy.

các nguyên nhân dẫn đến hiện tượng ngừng tim

Nhận biết bệnh nhân ngừng tim

Nhận biết được dấu hiệu của hiện tượng ngừng tim càng sớm thì bạn và người thân sẽ có khả năng chủ động cấp cứu khi gặp các tình huống bất ngờ xảy ra nhằm hạn chế các nguy hiểm đến tính mạng. Dưới đây là một số dấu hiệu bạn có thể tham khảo qua:

Đau tim

Đây là dấu hiệu dễ dàng nhận thấy nhất, chúng luôn là biểu hiện đầu tiên của trường hợp ngừng tim. Lúc này người bênh sẽ có cảm giác lòng ngưc của mình đang có một vật nặng gì đó đè lên dẫn đến tim thắt chặt và khó thở.

Nguyên nhân của hiện tượng này là do cơ thể không cung cấp đủ oxy để máu có thể lưu thông đến tim. Cơn đau này sẽ xuất phát từ tim và lan rộng xuống vùng tay trái, tình trạng này sẽ kéo dài trong vài phút, sau đó sẽ giảm nhẹ. Tuy nhiên chúng có thể sẽ quay trở lại vào những ngày tiếp theo.

Đau lan tỏa

Không chỉ có đau ngực mà người có dấu hiệu ngừng tim thường có các dấu hiệu đau ở các bộ phận trên cơ thể như: hàm, răng, cổ họng, cổ, lưng, vai, dạ dày,…

Khó thở

Tình trạng xảy ra khá phổ biến ở những người có nguy cơ bị ngừng tim. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy khó thở khi chỉ cần leo vài bậc cầu thang hoặc hoạt động mạnh. Nếu tình trạng này kéo dài và xảy ra thường xuyên thì bạn hãy đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám.

Đổ mồ hôi quá mức

Trong trường hợp bạn không vận động hoặc làm việc gì đó mà cơ thể vẫn đổ mồ hôi nhiều, bất bình thường thì điều này cũng có thể là dấu hiệu của hiện tượng ngừng tim. Nguyên nhân của tình trạng này là do mạch máu bị tắc nghẽn dẫn đến lượng máu cung cấp không đủ để tim co bóp nên tuyến mồ hôi phải hoạt động nhiều để phản ứng lai

Một vài triệu chứng như cúm

Nếu cơ thể bạn xuất hiện các tình trang như: cơ thể yếu ớt và mất sức, buồn nôn, nôn nhiều, hoa mắt, mê sảng thì đây được xem là một trong những cảnh báo bạn có nguy cơ bị ngừng tim. Đối với những người bệnh có tiền sử bệnh tim ở giai đoạn cuối hoặc mức độ nặng thì họ thường có huyết áp động mạch giảm, thở nhanh và nóng trước khi ngưng tim.

dấu hiệu nhận biết bệnh nhân ngừng tim

Cách cấp cứu khi bị ngừng tim

Bước 1. Quan sát nạn nhân có bất tỉnh không?

Lúc này bạn cần kiểm tra xem nạn nhân còn tỉnh hay đã bất tỉnh. Bằng cách nói chuyện với họ để xem nạn nhân có phản ứng lại với bạn hay không. Trong trường hợp ban không nhận thấy được tín hiệu hoặc cử động nào từ nạn nhân thì chắc chắn lúc này đã bất tỉnh

Bước 2. Cảnh báo các dịch vụ khẩn cấp 

Khi bạn chắc chắn rằng người bệnh đã bị bất tỉnh thì việc bạn cần làm trước tiên là hãy gọi xe cứu thương để đưa nạn nhân đến cơ sở y tế. Nếu bạn ở khu vực quận 5, quận 10, quận 3, quận 1, có thể lựa chọn đơn vị Cấp Cứu Vàng để được hỗ trợ kịp thời nhất.

Bước 3. Kiểm tra hô hấp

Khi đợi xe cấp cứu đến thì bạn cần phải thực hiện một số thao tác xem nạn nhân có còn thở hay không hoặc có dấu hiệu gì bất thường về hơi thở hay không. Nếu lúc này bạn xác định tim của họ vẫn còn đập bình thường thì bạn cần phải thực hiện các biện pháp hồi sức ngay lập tức.

các biện pháp cấp cứu khi bị ngừng tim

Bước 4. Làm gì nếu người bệnh không phản ứng và không thở?

Khi thấy nạn nhân có dấu hiệu ngừng thở hoặc không thấy tim hoạt động thì bạn nên đặt nạn nhân trền bề mặt rắn. Tiếp theo là hô hấp nhân tạo bằng cách ép ngực nạn nhân với tốc độ 100-120 nhịp/ phút.

Lưu ý: Thao tác ép lòng ngực cần phải dùng lực thật mạnh và để khung xương sườn thư giãn. Sau khi giúp nạn nhân thở được, sử dụng máy thở oxy và đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

Chúng tôi mong rằng với những kiến thức mà chúng tôi đã chia sẻ ở trên có thể giúp ích cho bạn và người thân nắm bắt được vấn đề nghiêm trọng của hiện tượng ngừng tim. Cuối cùng chúng tôi xin chúc bạn và những người xung quanh luôn có một cơ thể khỏe mạnh