Kinh nghiệm xây dựng website kinh doanh thiết bị thẩm mỹ viện

xây dựng thiết kế website kinh doanh thiết bị thẩm mỹ

Ngành thẩm mỹ hiện đang là một trong những ngành đang được quan tâm hàng đầu, không chỉ gói gọn trong các dịch vụ thẩm mỹ mà còn mở rộng ra các mảng đi kèm như cung cấp mỹ phẩm hay thiết bị thẩm mỹ. Đặc biệt trong việc kinh doanh thiết bị thẩm mỹ viện là một lĩnh vực khá đặc thù, vì nó không nhắm đến đối tượng khách hàng cá nhân như các dịch vụ thẩm mỹ làm đẹp như chăm sóc da, giảm béo… mà nó nhắm đến đối tượng là các chủ spa, cơ sở thẩm mỹ, do đó việc xây dựng website của nó cũng sẽ đặc thù theo. Dưới đây là những kinh nghiệm xây dựng website kinh doanh thiết bị thẩm mỹ- y khoa mà chúng tôi xin chia sẻ đến các bạn.

Lĩnh vực kinh doanh thiết bị thẩm mỹ – y khoa là gì?

Những thiết bị y khoa (máy móc hỗ trợ, nội thất spa, dược mỹ phẩm, các dụng cụ y tế…) là loại hình sản phẩm được kinh doanh theo mô hình B2B – Business to Business, tức là hình thức kinh doanh, giao dịch giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, mà cụ thể ở đây là nhà cung ứng với các đơn vị thẩm mỹ, làm đẹp, chăm sóc sắc đẹp… Hình thức này có đặc điểm là số lượng sản phẩm cung ứng lớn, doanh thu khổng lồ đồng thời tạo ra chuỗi giá trị gia tăng lớn.

Nếu bạn nghĩ kinh doanh hình thức B2B không cần thiết có website là một sai lầm, vì chuỗi giá trị càng lớn thì những kênh thông tin chính thống càng phải được đầu tư. Ngày nay, tỷ lệ website hướng đến đối tượng khách hàng doanh nghiệp ngày càng tăng từ 76,4% đến 84,8%. Dưới đây là những điểm bạn cần lưu ý khi xây dựng website kinh doanh thiết bị thẩm mỹ- y khoa.

Đầy đủ những thông tin cần thiết

website đầy đủ thông tin

Bất cứ mẫu thiết kế website nào dù là B2C hay B2B cũng cần phải có những thông tin cần thiết. Đối với B2B, điều này càng quan trọng hơn hết vì một website không cung cấp đủ thông tin sẽ không tạo đủ niềm tin để khách hàng chọn bạn và giao dịch. Những thông tin cần thiết đó bao gồm: thông tin cơ bản, lịch sử hình thành, các chứng nhận giải thưởng (nếu có), khách hàng tiêu biểu, công ty của bạn có những sản phẩm, dịch vụ nào, hình thức thanh toán ra sao, mục tư vấn trực tiếp, mục để lại liên hệ, thông tin liên hệ (bắt buộc phải có đủ email, số điện thoại, địa chỉ), điều gì khách hàng nên mua sản phẩm từ bạn thay vì chọn sản phẩm của đối thủ…

Một website đầy đủ các thông tin trên sẽ đem lại tỷ lệ chuyển đổi (conversion rate) cao hơn. Đối với những đối tượng là doanh nghiệp, họ sẽ chú trọng nhiều đến độ xác thực và rõ ràng của thông tin hơn là giao diện, thiết kế web, bởi đặc điểm của họ chính là chú trọng đến sự khả dụng, sự uy tín và hiệu suất làm việc.

Tốc độ tải trang web nhanh chóng

Theo số liệu từ trang Amazon, tỷ lệ chuyển đổi sẽ giảm 7% khi tốc độ phản hồi website trễ đi 100 mili giây, bounce rate tăng 103% với khi tốc độ tải trang tăng 2s. Điều đó dẫn đến bạn có nguy cơ mất đến 79% khách hàng khi khiến họ cảm thấy mất thời gian, và sẽ không ghé lại lần 2, và cứ chậm 1mili giây, doanh số sẽ tụt giảm 1%. Tốc độ tải trang cũng ảnh hưởng đến cả kết quả SEO của bạn, khiến cho cơ hội đứng top thứ hạng tìm kiếm tự nhiên càng xa vời. Để cải thiện tốc độ tải trang, bạn thật sự có rất nhiều việc để làm, và tốt nhất là hãy hoàn thiện từ những bước đầu tiên hơn là để lỗi phát sinh rồi tìm cách chỉnh sửa.

Bạn hãy kiểm tra lại gói hosting – được ví như nhịp đập trang web, tối ưu hóa mã nguồn website (loại bỏ dấu câu và các ký tự không cần thiết), tối ưu hóa các yếu tố media (chỉ nhúng link video, sử dụng hình ảnh có độ phân giải phù hợp với web, sử dụng mạng phân phối nội dung (CDN- Content Distribution  Network)… Bạn có thể dùng công cụ Google PageSpeed Insights để đo tốc độ của một website trên các thiết bị di động và máy tính để bàn, và từ đó có thể đánh giá và các biện pháp phù hợp cải thiện tốc độ website.

Nếu bạn đang sử dụng hosting miễn phí thì thường sẽ bị giới hạn khá nhiều, vậy nên khi kinh doanh online qua website thì bạn có thể cân nhắc đầu tư vào gói hosting từ công ty Host uy tín. Vì một hosting trả phí sẽ mang đến nhiều lợi ích như lượng băng thông lớn, tốc độ load web cao cũng như độ bảo mật tốt sẽ giúp tăng độ chuyên nghiệp trong mắt khách hàng.

Cải thiện tốc độ tải trang

Lựa chọn tên miền phù hợp

Tên miền (hay còn được gọi là domain) là tài sản thương hiệu vô hình của doanh nghiệp, tạo ra giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp. Hãy tưởng tượng rằng khi kinh doanh ở ngoài, địa chỉ doanh nghiệp khẳng định rất nhiều đến vị thế của bạn, nếu cơ sở kinh doanh của bạn tọa lạc tại những khu vực “vàng”, địa chỉ đẹp… thì sẽ tăng giá trị doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Cũng tương tự như thế, một tên miền lý tưởng sẽ giúp khách hàng nhận diện doanh nghiệp trên thế giới mạng dễ dàng, để khách hàng tìm đến doanh nghiệp và mua hàng một cách nhanh chóng.

Có rất nhiều yếu tố để đánh giá một tên miền lý tưởng hay không: tên miền càng gắn với tên thương hiệu hay sản phẩm thì càng tốt, phải ngắn gọn và dễ hiểu, nên chọn các đuôi cao cấp như .com, .vn, .org, .net, .co, .infor, .edu,… (tùy vào quy mô, lĩnh vực bạn kinh doanh), chứa từ khóa cần SEO, tránh số và các ký tự đồng thời phải đảm bảo không vi phạm bản quyền thương hiệu… Việc lựa chọn nhà cung và quản trị tên miền tốt cũng rất quan trọng bởi nó ảnh hưởng trực tiếp đến việc quản trị website của bạn.

Chú trọng nội dung website

Theo ý kiến từ Vy Nguyễn Khánh Hùng Mona cho rằng nội dung là yếu tố then chốt quyết định đến sự phát triển của website, sự thành công trong các chiến dịch quảng cáo, tối ưu website và hơn nữa có sức mạnh thúc đẩy tỷ lệ chuyển đổi và chốt đơn hàng rất lớn. Dù thiết kế trang web bạn có thiết kế hoàn mỹ, layout tốt, tốc độ tải trang mượt mà nhưng nội dung rời rạc cũng sẽ chẳng níu chân nổi khách hàng, nhất là những vị quản lý doanh nghiệp khó tính và yêu cầu cao. Đối với những website B2B, yếu tố thiết kế hấp dẫn, kích thích thị giác sẽ nhường lại cho một nội dung thu hút, chính xác và đáp ứng nhu cầu người xem. Về cơ bản, nội dung website sẽ bao gồm hai hình thức: văn bản và media (biểu tượng, hình ảnh, video, âm thanh..).

Về nội dung văn bản, bạn nên có sự nghiên cứu kỹ lưỡng đồng thời đảm bảo những thông tin bạn cung cấp là những gì khách hàng quan tâm, từ ngữ cần đảm bảo cho tất cả mọi người đọc hiểu dễ dàng nhất, có kèm theo những từ khóa phục vụ cho việc SEO và liên kết với các thông tin khác thông qua hình thức anchor text link. Các nội dung media sẽ là yếu tố được linh động sử dụng trong website, hỗ trợ cho phần nội dung văn bản, hay thậm chí có thể thay thế trong một số trường hợp. Tuy nhiên, những yếu tố này cần được tối ưu, không gây ảnh hưởng đến tốc độ tải trang và đặt ở những vị trí phù hợp.

 

Chú trọng nội dung web

Chú trọng đến yếu tố UX

Trải nghiệm người dùng (viết tắt là UX – User Experience) là trải nghiệm tổng thể hay cảm nhận mà khách hàng có được sau khi sử dụng website, là yếu tố mà những nhà phát triển website gần đây luôn hướng đến vì nó không chỉ phản ánh tầm nhìn, nỗ lực của doanh nghiệp, giá trị mà họ cung cấp đến khách hàng mà còn tạo ra những trải nghiệm tích cực khiến người dùng muốn quay trở lại và giới thiệu đến những người xung quanh. Những yếu tố mà bạn cần lưu ý ở trên đến sau cùng cũng là một phần trong hàng vạn các yếu tố khác để bạn tối ưu UX của website.

Nó bao gồm rất nhiều yếu tố, từ giá trị cung cấp, độ khả dụng, việc tiếp cận, sự hấp dẫn, độ tin cậy, độ nhận biết, độ tiện dụng… Liệu website của bạn có được nhiều khách hàng biết đến hay không? Liệu khách hàng có đợi quá lâu để các nhân viên quản trị website phản hồi thông tin hay không?… Hãy không ngừng tìm cách giải đáp những câu hỏi trên, thử nghiệm, kiểm tra liên tục để cải thiện web tốt hơn. Ngoài ra nếu bạn không đủ kỹ năng chuyên môn để tự tạo cho mình website riêng thì bạn có thể tìm đến những công ty lập trình website. Họ sẽ giúp bạn tối ưu và tạo ra website đúng theo yêu cầu của bạn.

Hy vọng những kinh nghiệm của chúng tôi chia sẻ ở trên sẽ giúp bạn xây dựng thành công website kinh doanh thiết bị thẩm mỹ – y khoa của mình. Chúc bạn thành công!